du lịch buôn ma thuộc ở đâu nhỉ? cùng nhau tham khảo homstay donganh nhé!
HDVDL có nên tổ chức ?
Các hướng dẫn viên có nên tổ chức các trò chơi trên xe?
Trong hợp đồng mỗi khi đi du lịch không hề bắt buộc hướng dẫn viên phải tổ chức các trò chơi để khuấy động phong trào trong quá trình di chuyển của khách hàng khi đi du lịch, tham quan. Trong khi có một vài khách lại rất thích yên tĩnh, nghe nhạc hoặc đọc sách hay thậm chí là ngủ một giấc. Nhưng cũng không ít khách (đặc biệt là các bạn trẻ) lại thích một không khí, sôi động, tưng bừng trên xe thay vi im lặng, nhàm chán… Ngay lúc này việc tổ chức các trò chơi là hoàn toàn hợp lý, không chỉ giúp khách ấn tượng với HDV là một người nhiệt tình và đầy chuyên nghiệp. Tuy nhiên, các HDV cần linh động để nắm bắt tâm lý khách hàng, cân nhắc xem tổ chức trò chơi nào là phù hợp, tránh việc khách khó chịu và không hào hứng khi tham gia trò chơi.
Những trò chơi mà DonGanh.Vn sẽ giới thiệu phía dưới đây vô cùng sôi động và hấp dẫn dành cho cả xe hoặc đội, nhóm. Để hoàn thành trò chơi và dành chiến thắng, các đội phải thật bình tĩnh, nhạy bén, nhanh và cả thông minh nữa.
+ Chia đội: Trên xe chia làm 2 đội, thông thường sẽ có 2 cách chia: một là lấy hành lang lối đi làm chuẩn, 2 bên dãy ghế là 2 đội – hai là tính từ trước xe về sau, chia làm hai phần bằng nhau, 1 đội phía trước xe đến giữa xe, đội còn lại từ giữa xe đến cuối xe.
+ Hình phạt: đội thua sẽ chịu phạt. Hình phạt sẽ do quản trò – HDV hoặc đội thắng cuộc quy định.
+ Mục đích: tạo không khí vui vẻ, hào hứng trên xe, gắn kết các thành viên trên xe, xóa tan cảm giác nhàm chán, nặng nề khói xe, quên đi mệt mỏi vì di chuyển khá dài.
+ Thời gian chơi: 15 – 20 phút
+ Cách chơi: Đối tượng của trò chơi này là con bò, 2 đội chơi sẽ thay phiên nhau kể về các bộ phận của bò nhưng phải bắt đầu bằng những chữ cái như B, L, M,…(những chữ cái này do quản trò – HDV quy định). Đến lượt đội nào mà đội đó không kể được thì thua.
Quản trò có thể linh hoạt tạo thêm các trò tương tự khác như “kể tên các bộ phận trên cơ thể người” cũng rất thú vị với các chữ cái như T, M, L
+ Thời gian chơi: 15 – 20 phút
+ Cách chơi: 2 đội chơi hát lần lượt theo chủ đề quản trò đã chọn. Từ cuối cùng trong câu hát của đội này sẽ là từ đầu tiên trong câu hát của đội kia và không được hát lặp lại. Đội nào không hát đối lại được là thua.
+ Thời gian chơi: 20 – 25 phút
+ Cách chơi: 2 đội chơi sẽ lần lượt có tên là Cậu Cả và Cô Chín. Các đội tìm 1 động từ bắt đầu bằng chữ C để nối tên 2 đội thành 1 câu hoàn chỉnh có nghĩa. (Ví dụ: Cậu Cả cấu Cô Chín, Cô Chín cắn Cậu Cả,…). Các động từ được chọn không được lặp lại và phải chính xác. 2 đội lần lượt thi, đội nào không tìm ra động từ ghép câu tiếp là thua.
Quản trò có thể linh hoạt tạo thêm các trò tương tự khác như “Bà Ba Bác Bảy” cũng rất thú vị nhưng lần này sẽ chọn 1 động từ bắt đầu bằng chữ B để nối 2 tên.
+ Thời gian chơi: 7 – 10 phút
+ Cách chơi: 2 đội sẽ chọn ra những thành viên nhất định để tham gia vào trò chơi này. Thành viên của đội này làm chuẩn thì thành viên của đội kia phải làm gương và ngược lại. Sẽ có các cặp đôi từ 2 đội thi với nhau, mỗi cặp đôi đứng đối diện nhau, người làm gương sẽ phải lặp lại chính xác các động tác của người kia. Ban giám khảo sẽ là quản trò và các thành viên không tham gia trò chơi. Đội làm gương nào không “mô phỏng” lại giống và đúng chủ nhân của mình thì thua.
+ Thời gian chơi: 10 – 15 phút
+ Cách chơi: có 2 đội chơi. Quản trò sẽ chia làm 3 vùng là “bầu trời, mặt đất, dưới biển”. Khi quản trò nhắc đến một vùng nhất định, đồng thời chỉ định đội nào thì đội đó phải ngay lập tức đọc tên của 1 loài động vật sống tại vùng đó, khi đã đọc rồi thì không được đọc lặp lại, tên của động vật phải rõ ràng như chim gì, cá gì,…(Ví dụ: Trời – quạ, Đất – trâu, Biển – mực,…). Đội nào không đọc được hoặc đọc chậm thì thua.
+ Thời gian chơi: 5 – 7 phút
+ Cách chơi: chia thành 2 đội chơi, mỗi thành viên trong đội được phát 1 cái tăm để chuyền chun từ đầu hàng đến cuối hàng. Trong thời gian quy định, đội nào chuyền được nhiều chun hơn sẽ thắng.
+ Thời gian chơi: 10 – 15 phút
+ Cách chơi: tất cả các thành viên đều tham gia. Mỗi thành viên nói 1 từ gồm 2 tiếng, từ cuối của người này sẽ là từ đầu trong từ mới của người kia (Ví dụ: bông hoa – hoa hồng,…). Thành viên nào không nối tiếp được sẽ bị phạt.
+ Thời gian chơi: 10 – 15 phút
+ Cách chơi: quản trò sẽ đặt 1 câu hỏi bất kì, người được hỏi sẽ phải ngay lập tức trả lời 1 câu không liên quan đến câu hỏi. Thành viên nào phản ứng chậm hay trả lời theo đúng câu hỏi sẽ bị phạt.
+ Thời gian chơi: 15 – 20 phút
+ Cách chơi: mỗi thành viên hô “Tôi thấy” cộng với tên của 1 người trên xe kèm theo 1 từ láy với chữ cái đầu tên người đấy (Ví dụ: “Tôi thấy Lan lung linh”, “Tôi thấy Nhung nhí nhảnh”,…). Người được gọi tên lại tiếp tục cho đến hết. Thành viên nào không hô tiếp được sẽ bị phạt.
+ Thời gian chơi: 20 phút
+ Cách chơi: Quản trò sẽ quy định một chủ đề cụ thể, mỗi thành viên sẽ viết 1 câu bất kỳ vào giấy rồi nộp lại cho quản trò. Sau khi tất cả các thành viên trên xe đã nộp lại giấy, quản trò sẽ đọc lần lượt và nối các câu lại với nhau thành một câu chuyện theo thứ tự từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên. Câu chuyện được đọc lên chắc chắn sẽ có nhiều điều thú vị.
+ Thời gian chơi: 10 – 15 phút
+ Cách chơi: quản trò mời cả xe vỗ tay thử 1 cái, 2 cái, 3 cái,…rồi ra quy định “số chẵn thì vỗ hoặc số lẻ thì vỗ, hoặc có câu “xin mời” thì vỗ,…”. Tổ chức vài lần như thế và tìm ra những người làm sai, chọn đến khi có nam có nữ; dừng trò chơi, mời những người làm sai rời vị trí lên đầu xe và tiến hành phạt. (Hình phạt do HDV hoặc những người thắng yêu cầu, lưu ý càng bựa càng tốt.)
Hình phạt tham khảo:
“Yêu nhau, cởi áo í mà cho nhau, về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay…” Người hát có thể đổi “cởi áo” thành cởi dép, cởi nịt, cởi nón, cởi nhẫn,…người chịu phạt phải làm theo, biến thái vào – mới vui!
Người hát có thể đổi “hôn nhau” thành nắm tay nhau, vuốt tóc nhau, ôm nhau,…
+ Thời gian chơi: bao lâu tùy thích, tới khi nào người chơi muốn dừng thì thôi
+ Cách chơi: quản trò sẽ quy định con số cụ thể cho mỗi thành viên theo số thứ tự trong danh sách đoàn, hoặc lấy số ghế làm số trúng cho người đó, hoặc dãy số từ 1 đến hết số người trên xe,….Quan sát những biển số xe đang chạy trên đường theo chiều ngược lại với xe của đoàn, 2 chữ số cuối cùng trên biển số xe của xe đó trùng với số thứ tự của người nào thì người đó coi như trúng số. Người trúng số sẽ phải chi ra một số tiền mặc định đã được quy định và thỏa thuận từ đầu. (Lưu ý: tùy vào đối tượng khách để quy định số tiền nhỏ hay lớn cho phù hợp). Đây là 1 trò chơi vui nhộn, kịch tích. Kết thúc trò chơi chắc chắn đoàn sẽ có một ngân quỹ kha khá cho buổi liên hoan cuối hành trình.
+ Thời gian chơi: 15 phút
+ Cách chơi: Cả xe cùng hạt một bài hát quen thuộc nào đó trong khi chuyền một chiếc mũ/ nón từ đầu người này sang đầu người kia. Kết thúc bài hát, ai là người đội mũ thì phải làm theo yêu cầu của những người khác trên xe.
Quản trò có thể biến tấu thêm các trò khác như chuyền chai nước bằng tay cho đa dạng.
Trò chơi này phù hợp khi dẫn đoàn là học sinh.
+ Thời gian chơi: 15 – 20 phút
+ Cách chơi: HDV sẽ quy định 4 động tác cần làm cho bàn tay phải: con thỏ (chụm các ngón tay lại với nhau và giơ lên cao) – ăn cỏ (vẫn chụm các ngón tay lại và đưa lên túm tóc trên đầu) – uống nước (chụm các ngón tay lại và đưa vào trong miệng) – chui vào hang (chụm các ngón tay lại và đưa vào lỗ tai). Làm nháp 1,2 lần cho quen. Sau đó, HDV sẽ bắt đầu bắt cách đọc liên tục các hoạt động theo 1 trong 4 động tác đã quy định nhưng không theo đúng thứ tự; đồng thời thực hiện không đúng quy định – khách nào làm sai hoặc làm theo HDV sẽ bị phạt.
+ Thời gian chơi: 15 – 20 phút
+ Cách chơi: Tương tự như trò con thỏ, HDV cũng quy định 3 động tác cho cánh tay phải: cánh tay giơ cao thì đứng – cánh tay để ngang người thì nằm – cánh tay co xuống thì ngồi. Sau đó bắt đầu hát theo nhịp bài hát. Anh đứng lên (giơ tay lên cao), thấy đau chân nên anh ngồi (co tay xuống), ngồi rồi thấy đau lưng xong anh lại nằm (để tay ngang người); nằm rồi anh đứng lên, thấy đau chân nên anh ngồi, thấy đau lưng anh lại nằm… Nhịp điệu bài hát cứ tăng nhanh dần đồng thời làm sai đi động tác quy định với lời bài hát. Ai làm sai thì bị phạt.
+ Thời gian chơi: 15 – 20 phút
+ Cách chơi: người chơi sẽ thực hiện theo yêu cầu của HDV nếu trong câu nói có từ “xin mời” – không thực hiện nếu trong đó thiếu từ “xin mời”. Ví dụ: “xin mời các bạn đứng lên” thì mọi khách trên xe phải đứng lên nhưng “tất cả ngồi xuống” thì mọi người không được ngồi xuống, ai ngồi xuống thì bị phạt. Cứ thế biến tấu ra nhiều yêu cầu thú vị khác. Chú ý: HDV nên vừa nói vừa làm động tác tương ứng kể cả trong lời nói không có chữ “xin mời” để đánh lừa người chơi.
+ Thời gian chơi: 15 – 20 phút
+ Cách chơi: HDV sẽ yêu cầu 2 đội lần lượt kể tên các loại trái cây bắt đầu bằng các chữ trong bảng chữ cái như M, N, X, L, T… Đội này nói xong, đội kia phải đáp tiếp ngay, thời gian chờ không quá 5s. Nếu đội tới lượt không đối lại được hoặc đối lặp là thua cuộc. Chơi tiếp lượt khác cho các chữ cái khác. Đội thua nhiều hơn thì thua chung cuộc và bị phạt.
+ Thời gian chơi: 15 – 20 phút
+ Cách chơi: hai đội sẽ thi hát về các chủ đề do HDV yêu cầu như con vật (chim thì hát bài nào có tên loài chim; cá thì hát bài nào có tên loài cá…), các địa danh ở các tình, thành phố trong nước, hát vè mưa, biển, trời hay bất kỳ điều gì phù hợp và đại chúng. Đội nào không tìm được bài hát khi đến lượt thì thua. Chú ý: không được hát những bài hát cấm lưu hành hay các bài ngợi ca Lãnh tụ, Đảng, bài tiếu lâm.
+ Thời gian chơi: 15 – 20 phút
+ Cách chơi: hai đội lần lượt nói tên các tình, thành phố, quận, huyện, thị xã trên toàn quốc sao cho chữ đầu của từ cuối địa danh trước là chữ đầu của từ đầu địa danh sau. Ví dụ: Hà Nội – Nghệ An – An Giang… Đội nào không đối lại được, đối lâu hoặc đối lặp thì thua.